Lịch sử hoạt động Boeing AH-64 Apache

Một chiếc AH-64 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ trên không tại Tikrit, Iraq ngày 24 tháng 2 năm 2006.

Hoa Kỳ

Apache được sử dụng trong chiến đấu lần đầu tiên là vào năm 1989 trong chiến tranh Panama. AH-64A Apache và AH-64D Apache đã đóng vai trò quan trọng trong một số cuộc chiến tranh ở Trung Đông, gồm Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến dịch Tự do bền vữngAfghanistan, và cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. Các máy bay trực thăng Apache đã chứng tỏ là các thợ săn xe tăng tuyệt vời và cũng phá hủy hàng trăm các loại xe bọc thép (chủ yếu của quân đội Irắc). Trong thời gian 100 giờ tổng cộng 277 AH-64s đã tham gia tấn công phá hủy 278 xe tăng, nhiều xe bọc thép và xe cơ giới[59] mà chỉ mất 1 trực thăng nhưng phi công vẫn sống sót[cần dẫn nguồn].

Trong cuộc chiến tranh Iraq lần 2, AH-64 tiếp tục tham chiến. Lần này nó gặp phải một thất bại lớn ở Trận Karbala (2003). Phi đội 31 chiếc AH-64D của Trung đoàn 11 đã bị Lữ đoàn thiết giáp số 2 - Sư đoàn Medina của Iraq chặn đánh. Binh sĩ Iraq khai hỏa các loại súng mà họ có, từ súng bộ binh như PKM, NSV cho tới pháo phòng không 23mm và 57mm (thậm chí có 1 phi công Mỹ đã bị thương do AKMbắn trúng vào cổ nhưng không nặng và có thể quay lại đơn vị chỉ sau vài tuần[60]). Kết quả là 1 chiếc AH-64D bị bắn rơi, 1 chiếc đã rơi ngay khi xuất phát do phi công mất phương hướng, 29 chiếc khác đều bị hư hại nghiêm trọng (2 chiếc trong số đó bị hư hại nặng tới mức không thể sửa chữa lại), 16 bộ cánh quạt, 6 cánh đuôi, 6 động cơ và năm trục ổ đĩa bị hư hỏng không thể sửa chữa. Trong 31 chiếc AH-64D ban đầu, chỉ còn một chiếc duy nhất còn có thể cho phép bay tiếp[61]. 2 phi công Mỹ bị bắt sống[62] Phải mất một tháng sửa chữa cho đến khi Trung đoàn 11 sẵn sàng trở lại chiến đấu.[61]

Trong các chiến dịch quân sự vào tháng 3 và tháng 4/2003, tổng cộng đã có 7 chiếc AH-64 bị phá hủy[63]

Sau năm 2003, tiếp tục có thêm nhiều AH-64 bị bắn rơi hoặc bị tai nạn. Đã có những báo cáo tại Iraq có chiếc AH-64 bị bắn rơi do những vũ khí kiểu cũ như súng máy 12,7mm hoặc tên lửa vác vai SA-7 Grail[64] Ví dụ như ngày 16/1/2006, SA-7 đã bắn hạ 1 chiếc AH-64, giết chết cả hai phi công[65]. Chiếc AH-64 bị hạ mang số hiệu 03-05395 là phiên bản AH-64D hiện đại (ra đời năm 1998)[66], trong khi SA-7 là loại tên lửa vác vai kiểu cũ (ra đời từ năm 1968).

Đài Loan

Quân đội Loan của AH-64E

30 chiếc AH-64D

Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) bình luận cho rằng phi đội 19 trực thăng Apache là có đủ khả năng để tiêu diệt một sư đoàn xe tăng của Liên Xô, và 30 chiếc trực thăng chiến đấu Apache AH-64E mà Đài Loan mua của Mỹ đủ khả năng đánh bại 2 sư đoàn bộ binh Trung Quốc nếu phía Trung Quốc tiến hành một cuộc đổ bộ lên vùng lãnh thổ Đài Loan. Phía Trung Quốc chỉ có trực thăng WZ-10 và WZ-19 yếu hơn Ah-64, nhưng trực thăng Trung Quốc có lợi thế là đều sản xuất nội địa nên có thể được bổ sung nhanh chóng[67]

Israel

45 Chiếc AH-64D

Trong cuộc chiến ngắn ngày năm 2006 chống lại quân Hezbollah ở Li-băng, Israel bị rơi mất 3 chiếc AH-64D, 1 chiếc do trục trặc và 2 chiếc do lỗi của phi công[68]

Anh

Ấn Độ

Không chiến

Theo nguồn tin của Nga thì năm 1999, AH-64D đã bị đánh bại trong không chiến bởi một chiếc Mi-35 (biến thể xuất khẩu của Mi-24) hoặc Mi-24V của Serbia. Chiếc Mi-35 này đã bắn hạ một trực thăng АН-64D và một trực thăng vận tải UH-60 Black Hawk của Mỹ tham gia vào chiến dịch giải cứu phi công chiếc tiêm kích F-16 bị bắn rơi. Đáng chú ý là thành tích này được lập trong một trận không chiến ban đêm, mặc dù Mi-35 vốn được sản xuất vào năm 1986 thua kém về trang bị so với chiếc АН-64D hiện đại bắt đầu được đưa vào sản xuất vào năm 1993. Ưu thế duy nhất của Mi-35 là các tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm có tầm bắn 7 km. Ở đây, trang bị hiện đại của AH-64 đã làm hại chính nó. Chiếc Apache có radar nhìn vòng, Serbia đã phát hiện được bức xạ của radar này và bí mật tiếp cận theo phương vị đến cự ly 6.700 m và phóng 1 tên lửa Shturm. Sau khi tiêu diệt chiếc Apache, chiếc Mi-35 của Serbia đuổi theo và bắn hạ luôn chiếc UH-60 của Mỹ.[69][70][71] Cũng theo nguồn của Nga, trong cuộc chiến này, vào ngày 26/4/1999, không quân Nam Tư đã tập kích vào 1 sân bay của NATO, phá hủy 9 chiếc AH-64 đang đậu trên sân bay (tuy nhiên NATO phủ nhận thiệt hại trong cuộc tập kích này)[70]

Cũng theo nguồn tin của Nga thì vào ngày 22/7/2002, một chiếc Mi-35 của Triều Tiên đã bắn hạ một chiếc АН-64 của Hàn Quốc, thắng lợi đã được xác nhận 100%. Ban đầu, Hàn Quốc phủ nhận việc trực thăng của mình bị bắn hạ và khẳng định rằng, nó bị rơi là do trục trặc của hệ thống bay bám địa hình. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ đã tiến hành điều tra độc lập và phát hiện trong các mảnh xác chiếc Apache các thanh volfram được dùng làm mảnh sát thương ở tên lửa của Mi-35[69].

Thông tin về hai trận không chiến này không được Hoa Kỳ xác nhận:

  • Theo Hoa Kỳ, chiếc AH-64 Apache duy nhất bị rơi trong cuộc chiến Kosovo ngày 27 tháng 4 năm 1999 trong khi bay huấn luyện tại Albania do một trục trặc ở rotor đuôi[72], không phải trên lãnh thổ Serbia và cũng không do Mi-35 bắn hạ.
  • Chiếc AH-64 Apache đầu tiên của Hàn Quốc chỉ được tiếp nhận vào ngày 8 tháng 6 năm 2016. Thời điểm năm 2002 Hàn Quốc không hề có Apache trong biên chế quân đội nước này.[73]. Trong khi đó Không quân Nhân dân Triều Tiên cho tới ngày nay cũng chưa có trong biên chế trực thăng Mi-35 mà chỉ có Mi-24 (phiên bản tiền thân của Mi-35)[74]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Boeing AH-64 Apache http://www.russianhelicopters.aero/ru/helicopters/... http://www.chinadaily.com.cn/world/2007-08/10/cont... http://airheadsfly.com/2014/03/09/algeria-48-attac... http://www.army-technology.com/news/newsus-armys-a... http://www.army-technology.com/projects/apache/ http://www.army-technology.com/projects/mi28/ http://www.aviationexplorer.com/apache_facts.htm http://www.bbc.com/news/world-europe-33754767 http://boeing.com/rotorcraft/military/ah64d/index.... http://www.boeing.com/features/2013/06/bds-apache-...